Ưu điểm và Nhược điểm khi đi mua điện thoại cũ

Hôm nay, mình sẽ cho các bạn biết những ưu và nhược điểm khi các bạn mua điện thoại cũ. Đồng thời, hướng dẫn cách tự kiểm tra một chiếc điện thoại cũ như thế nào là tốt, tránh mua phải hàng giả, hàng dựng,.. bằng các cú pháp kiểm tra đơn giản!
Ưu điểm và Nhược điểm khi đi mua điện thoại cũ

Ưu điểm nè:

  • · Đầu tiên là giá rẻ, đa số các bạn mua máy cũ vì lí do này.
Ví dụ như bạn có thể mua một chiếc điện thoại bạn ưng ý với cấu hình cao trong tầm giá đấy nếu như bạn mua máy mới thì sẽ không được ưng ý cho lắm.
  • · Thứ hai là có thể được trải nghiệm siêu phẩm với tầm giá trung.
Đơn giản thôi các bạn mong chờ được sử dụng siêu phẩm Iphone 11 Pro thì hãy cố đợi thêm một hai tháng nữa các đại gia mua trải nghiệm dùng xong bán lại với giá ưu đãi hoặc có thể đợi sang năm đi, Iphone 12 ra lúc này Iphone 11 Pro bạn mong chờ đã được giảm giá rất nhiều rồi. Tha hồ trải nghiệm siêu phẩm. J
  • · Thứ ba này, đó là máy cũ bớt mất giá hơn.
Với những bạn hay lên đời hoặc hay đổi máy thì nên mua máy cũ vì nó bớt mất giá hơn.
Vì sao à, Ví dụ bạn mua lại một chiếc điện thoại cũ sau khi bán lại nó vẫn là 1 chiếc điện thoại cũ, giá nó vẫn vậy hoặc có xuống thì chỉ không đáng kể với thời gian ngắn thôi nhé.
Còn bạn mua máy mới thì sao vừa mua xong quay lại trả nó đã thành hàng cũ mất rồi giá của nó thấp hơn lúc bạn mua mới khá nhiều.

Bây giờ đến Nhược điểm.

  • · Trước tiên cần phải biết về điện thoại
Chắc chắn rồi người muốn mua máy cũ thì phải có chút kinh nghiệm về điện thoại để có thể kiểm tra tất cả các tính năng của máy xem có hoạt động trơn tru không.
  • · Thứ hai, thời gian bảo hành ngắn.
Thì mua điện thoại cũ mà, người ta dùng trước rồi thì đương nhiên thời gian bảo hành còn rất ít.
  • · Cuối cùng đó là gặp phải hàng dựng hàng kém chất lượng.
Như các bạn đã biết trên thị trường bây giờ có rất nhiều loại máy hàng dựng hàng fake tràn lan và đặc biệt nếu mua điện thoại cũ ở các cửa hàng không uy tín rất dễ dính các máy trên. Gì chứ máy điện thoại cũ nó có 5 -7 loại người dùng bình thường họ biết sao được. Thợ thuyền lấy máy cũ về đóng lại tân trang như mới có thách đố người dùng cũng ko biết được luôn. Còn về máy cũ đơn giản là máy chưa qua sửa chữa thay thế, với những máy đời cao còn áp thì càng tốt. Máy cũ mà bị chọc đục nát cái ic và cpu rồi đóng lại mang ra bán cho khách hàng, được một thời gian cũng lồi tòe loe.
Qua đây mình xin rút ra kết luận là mua điện thoại cũ không có gì là không tốt nếu chọn đúng các cửa hàng UY TÍN.

Cách chọn mua điện thoại cũ

Đối với người dùng khi rao bán điện thoại, bạn cần phải kiểm tra lịch sử các cuộc mua bán của họ từ trước thông qua công cụ tìm kiếm Google, để xem họ đã từng “dính” sự cố nào chưa. Việc mua bán nên tiến hành tại nhà để kiểm tra được kỹ càng. Một mẹo nhỏ khi mua là bạn nên chụp hình người bán để đề phòng họ trốn tránh hoặc phát sinh kiện tụng sau này. Khi mua điện thoại đã qua sử dụng, nếu không còn bảo hành bạn nên yêu cầu người bán viết giấy “bao test”.

Kiểm tra bên ngoài

Vẻ bề ngoài của điện thoại là một yếu tố quan trọng đối với người mua. Với tâm lý của người mua, ai cũng muốn mua được chú “dế” với vẻ ngoài còn nuột, không sứt sẹo. Tuy nhiên nhiều khi những vết sứt lại không hề ảnh hưởng đến phần cứng của máy, máy có thể có vẻ ngoài xấu xí nhưng vẫn hoạt động tốt. Điều quan trọng khi kiểm tra bên ngoài là tìm các dấu hiệu máy đã bị mở, sửa chữa. Bạn hãy kiểm tra các ốc vít xem chúng còn nguyên vẹn hay đã bị sứt. Nếu ốc vít không “vuông thành sắc cạnh” chứng tỏ máy đã bị bung. Một người thợ giỏi đến đâu cũng không thể che giấu việc bung máy khi bạn nhìn vào các con ốc.

Kế đến là kiểm tra tem. Bạn hãy xem xét kỹ để phát hiện những trường hợp tem đã bị rách. Nhiều người bán có chiêu bài dán tem che hết ốc để người mua không thể tháo máy.

Đối với điện thoại iPhone rất khó bung máy để kiểm tra nên bạn sẽ phải “test” các chức năng khác.

Kiểm tra IMEI và Serial Number

Tháo khay sim (iPhone) hoặc tháo nắp lưng (điện thoại Android), hoặc bấm *#06# để kiểm tra IMEI trên điện thoại có trùng với trên hộp hay không. Tuy nhiên, với những chiếc điện thoại cũ đã mất hộp thì thao tác này không cần thiết lắm.

Đối với điện thoại iPhone thì Serial Number là một dãy số quan trọng. Nó cung cấp cho bạn thông tin về nguồn gốc của máy, màu sắc, thời hạn bảo hành, thời gian sản xuất. Bạn tìm serial bằng cách bấm vào mục Cài đặt – Cài đặt chung – Giới thiệu. Sau khi có số serial, bạn nhập vào địa chỉ sau để xem thông tin: selfsolve.apple.com/agreementWarrantyDynamic.do?

Bạn cũng có thể kiểm tra xem iPhone của mình là bản Lock (khóa mạng) hay World (không bị khóa) bằng cách truy cập vào 3 trang web sau:

http://iphoneox.com/

http://www.s-url.ro/index2.html

http://v4f.biz

Kiểm tra thông tin bảo hành

Hiện tại, một số nhà sản xuất sẽ cung cấp thông tin về hạn bảo hành khi bạn nhắn tin tới đầu số của họ. Để có thể dùng tin nhắn, bạn sẽ cần số IMEI, đã được nói tới ở trên. Sau khi đã có số IMEI, nhắn tin tới các nhà sản xuất theo cú pháp sau:

Điện thoại Samsung: <số imei=””></số>gửi 6060

Điện thoại LG: LGBH<dấu ch=””><số imei=””> </số></dấu>và gửi 8069

Điện thoại Nokia: BH<dấu ch=””><số imei=””> </số></dấu>gửi 8099

Điện thoại Sony: <số imei=””></số>gửi 19001525

Đối với những nhà sản xuất không cung cấp thông tin qua tin nhắn, bạn có thể ghi lại số IMEI và gọi điện trực tiếp lên tổng đài chăm sóc khách hàng của hãng để hỏi thông tin bảo hành. Số điện thoại CSKH của các hãng như sau:

Apple iPhone:

+ Điện thoại phân phối qua VinaPhone: 1800 1091 Nhánh số 3

+ Điện thoại phân phối qua Viettel: Hotline: 1818 (gọi từ thuê bao Viettel), 1800 8119

+ Điện thoại phân phối qua FPT: 1900 6616

HTC: 1900 555 567

Oppo: 1800 577 776

Lenovo: 04 3728.2532

Samsung:

+ Số điện thoại miễn phí: 1 800 588 889.

+ Số điện thoại thường: 08 38.213.213.

LG: 1800 1503

Nokia: 1800 1516

Sony: 1800 588 885 (miễn phí) hoặc 1900 561 561

Kiểm tra chất lượng phần cứng của điện thoại

Để kiểm tra chất lượng phần cứng của điện thoại, bạn có hai phương pháp: sử dụng mã kiểm tra của nhà sản xuất và kiểm tra trực quan

Sử dụng mã kiểm tra của nhà sản xuất

Mỗi nhà sản xuất điện thoại thường cũng có những mã riêng để kiểm tra chất lượng phần cứng của các thiết bị. Dưới đây là một số phương pháp kiểm tra phần cứng của các hãng điện thoại Android:

Điện thoại Samsung: Vào giao diện bấm số của ứng dụng gọi điện gốc, bấm *#0*#. Một màn hình sẽ hiện lên, cho phép bạn kiểm tra điểm chết bằng các màu sắc, cảm ứng màn hình, rung, camera…

Điện thoại HTC: Vào giao diện bấm số của ứng dụng gọi điện gốc, bấm *#*#3424#*#*. Màn hình kiểm tra phần cứng sẽ hiện lên, và cũng cho phép bạn kiểm tra các chức năng của phần cứng giống như trên điện thoại Samsung.

Xem thêm: Địa chỉ bảo hành điện thoại tại Việt Nam (đầy đủ nhất!)

 

Rate this post
Đừng bỏ lỡ
Hỏi nhanh - Đáp gọn

Bạn cần ghi rõ tên và Email để Admin gửi câu trả lời!
Emai của bạn sẽ được bảo mật!