Tại sao tiếng Nhật không bỏ hẳn Hán ?
Tại sao tiếng Nhật không bỏ hẳn Hán tự đi vậy?
Được trả lời bởi: Youji Hajime – Trước đây đã từng sống ở Nhật
Ngôn ngữ Nhật Bản mang trong mình sự khác biệt to lớn giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Người Nhật đã phải sử dụng một hệ thống ngôn ngữ gần như hoàn toàn khác biệt so với tiếng Nhật bây giờ cho đến tận thời Minh Trị, khi việc chuẩn hóa ngôn ngữ bắt đầu ra đời. Vì ngôn ngữ nói trong đời sống hằng ngày của người Nhật có vốn từ vựng hạn chế nên bỏ Hán tự đi cũng chẳng gây hại gì, nhưng nếu loại bỏ Hán tự khỏi ngôn ngữ viết của tiếng Nhật thì chúng ta sẽ không thể sử dụng bất kỳ loại văn bản nào nữa.
Để minh họa rõ hơn, đoạn văn dưới đây có các danh từ, động từ và tính từ không được ký hiệu bởi Hán tự, và hãy xem xem nó khó đọc cỡ nào vì hiện tượng đồng âm khác nghĩa, hoặc vì mọi người không thể tách biệt nổi đâu là trợ từ còn đâu là các từ loại khác.
「かんじをせんねんいじょうつかっていたけいいからかんじをはいしするといしのそつうにへいがいがしょうじるからです。」
(Đối với những ai không học tiếng Nhật, hãy tưởng tượng xem nó là một chuỗi như vầy:
“kanjiwosennenijoutsukatteitakeiikarakanjiwohaishisurutoishinosotsuuniheigaigashoujirukaradesu.” )
「監事を専念異常浸かっていた敬意から監事を配しする飛ぶん商による石の疎通に兵が意を招じる空です。」
(Giờ thì đại khái nó thành như vầy, nhưng mà vì Hán tự chẳng ăn nhập vào đâu cả nên vô nghĩa lắm)
“Kanji (“giám sự” – viên kiểm toán) wo sennenijou (“chuyên niệm phi thường” – vô cùng tập trung) tsukatteita (“xâm” – đã ngâm) keii (“kính ý” – lòng tôn trọng) kara kanji (“giám sự” – viên kiểm toán) wo haishisuru (“phối” – phân phối) tobun (“phi” – bay) shou (“thương” – món hàng) ni yoru ishi (“thạch” – hòn đá) no sotsuu (“sơ thông” – trôi chảy) ni hei (“binh” – binh lính) ga i (“ý” – ý kiến/ý niệm) wo shoujiru (“chiêu” – mời mọc) kara (“không” – vỏ rỗng) desu.”
「漢字を千年以上使っていた経緯から漢字を廃止すると文章による意思の疎通に弊害が生じるからです。」
(Giờ thì Hán tự đúng rồi nên không những đoạn văn này trở nên dễ đọc hơn, mà còn có nghĩa nữa:
“Kanji wo sennen ijou tsukatteita keii kara kanji wo haishisuru to bunshou ni yoru ishi no sotsuu ni heigai ga shoujiru kara desu.”
“Vì thời gian sử dụng Hán tự của chúng ta dài cả ngàn năm nên nếu bây giờ bỏ Hán tự đi thì các đoạn văn sẽ không còn mạch lạc và trôi chảy nữa.”)
Thời mà quan điểm bác bỏ Hán tự nổi lên ầm ầm là những năm trước 70. Lúc bấy giờ hệ thống in ấn sử dụng Hán tự gặp quá nhiều rắc rối, sử dụng mấy cái máy đánh chữ kiểu Âu thì không thể chuyển các ký tự đó sang chữ tượng hình một cách dễ dàng được. Nhưng cái vấn đề ấy đã được giải quyết khi Toshiba cho ra đời máy đánh chữ JW-10 vào năm 1978, đồng thời dập tắt luôn làn sóng bài trừ Hán tự.
Hơn nữa, nếu bỏ Hán tự đi, rất có khả năng tỷ lệ dân số biết đọc chữ của chúng ta sẽ giảm xuống đáng kể, như chuyện đã xảy ra ở Hàn Quốc ấy. Ở Nhật, số lượng người biết nói tiếng Tây không nhiều vì ngôn ngữ chúng ta có khuyết điểm ở chỗ nó là ngôn ngữ đơn lập, tiếng Anh thì lại có hẳn một kho từ chuyên ngành tách biệt hoàn toàn khỏi kho từ vựng thông thường, chỉ bao gồm các thuật ngữ sử dụng trong y học, pháp luật và khoa học kỹ thuật, vốn xuất phát từ tiếng Latin hoặc tiếng Hy Lạp cổ.
Bởi thế cho nên có những trường hợp như một người trưởng thành biết nói tiếng Anh bình thường lại không thể nào hiểu nổi nghĩa của các từ như “peritonitis”, “phonogram”, “thesis” hay “hystero-oophorectomy”, trong khi đó, người Nhật thì lại quá hiểu những từ như “viêm phúc mạc”, “ngữ âm”, “luận văn tốt nghiệp” và “phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng” vì họ đã được học chúng từ những năm cấp II. Thế hoá ra những người trưởng thành biết nói tiếng Anh lại mù chữ hơn cả bọn học sinh trung học của Nhật. Vì để được công nhận là một người biết đọc chữ trong tiếng Anh, bạn phải đọc hiểu được 20 nghìn từ vựng, trong khi đó có tới hơn 40 nghìn từ bạn cần phải đọc được. Trong khi đó, tiếng Nhật có tỷ lệ đọc hiểu cao hơn tiếng Anh vì năng lực đọc hiểu tiếng Nhật chỉ đòi hỏi con người ta hiểu được 2000 Hán tự thường dùng thôi.
Tiếng Nhật không bỏ Hán tự đi vì vốn dĩ Hán tự đã là một phần cực kỳ tiện lợi và hữu ích trong ngôn ngữ này rồi, nếu bỏ đi sẽ gây ra tác hại vô cùng to lớn.