Tại sao người ta thích chọn và làm việt tại STARTUP?

Hôm kia, mình đọc được bài “Làm việc cho một start-up, sao lại không nhỉ?” của anh Tuấn Anh, làm mình “ngứa nghề”, cũng muốn múa rìu qua mắt thợ tí.

Không như các bạn chung khóa với mình, nhắm đến các tập đoàn lớn, từ lúc đi làm đến giờ mình đã trải qua: 2 Startup, 1 Dự án và 1 công ty SME nên cũng có ít nhiều trải nghiệm.

Tại sao người ta thích chọn và làm việt tại STARTUP?
Tại sao người ta thích chọn và làm việt tại STARTUP?

Và dưới đây là những điều mình nghĩ là tại sao nhiều bạn thích và chọn làm việc cho các công ty/ dự án Startup:

1.Tự tạo ra luật chơi

Khác với những tập đoàn lớn, các công ty mới thường chưa có bộ khung chuẩn nên việc quy trình bị/được thay đổi rất thường xuyên là hết sức bình thường. Bạn tự đặt ra luật và tự chơi. Các sếp thường chỉ can thiệp để phù hợp với định hướng phát triển của công ty.

Không bị bó buộc bởi luật lệ, bạn được tự do sáng tạo, tự do tùy chỉnh, tự do phát triển. Miễn là bạn mang về lợi ích lớn nhất cho công ty.

Đợt đó mình đi 1 hội trại về khởi nghiệp, một người sếp của một công ty chuyển thiết kế cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp công nghệ như Youtube và Facebook nói thế này: ”Chúng tôi thường mặc đồ casual để làm việc và chúng tôi rất không thích những người mặc suits. Vì khi bạn mặc suits đến gặp chúng tôi, bạn chỉ có thể là người làm cho ngân hàng hoặc là luật sư. Bạn hoặc muốn tiền của chúng tôi, hoặc mang đến rắc rối”

2. Té nhanh và té gọn

Đây là điều mà anh Sếp mình nói khi training cho tụi mình: “Anh cho tất cả cơ hội té, nhưng phải té nhanh và té gọn”. Môi trường Startup là môi trường của tốc độ. Có khi sáng bạn đưa ra ý tưởng, trưa họp thống nhất và chiều đưa nó vào hành động. Chưa đến 24h mà mô hình kinh doanh của bạn thay đổi đến 3 lần.

Nó khiến nhiều bạn chưa quen bị ngộp (mình cũng từng ngộp vì chẳng kịp hiểu gì thì đã thay đổi rồi) và không thể chịu nổi nhịp làm việc nhanh chóng đó. Bỏ hẳn những bước rườm rà khiến cho khi ý tưởng đến được cấp lãnh đạo thì đã vụt mất cơ hội, quy trình trong Startup hoàn toàn có thể từ bạn đến người phụ trách của bạn đến thẳng “Ban Tổng Chỉ Huy” và bạn phải chuẩn bị thuyết trình chỉ sau 30’ nói ra ý tưởng.

3.Tiền không có nhiều

Tiền không có nhiều (hoặc nhiều nhưng không phải tiền của mình) là vấn đề cơm bữa của Startup. “Sống chung với áp lực” là bộ phim truyền hình dài tập chẳng có hồi kết của Startup. Theo báo cáo bữa mình đọc, sắp xếp các nguyên nhân Startup thất bại thì lý do hết tiền là lý do đứng thứ 2 trên tổng 10 lý do chính. Nên việc đòi hỏi kết quả là việc tất yếu.

Nếu bạn không đưa ra được kết quả ít nhất là tương xứng như kì vọng/ KPI thì bạn phải ra đi. Bạn có thể thấy ví dụ gần nhất là CEO kiêm Founder của Uber (hay Steve Job chẳng hạn, mặc dù ông ấy có một màn quay lại hết sức tuyệt vời)
Mình nói là kết quả vì đôi khi tiền hay lợi nhuận không phải là điều quan trọng nhất đối với Startup thời điểm bấy giờ, mà là một yếu tố khác.

Để kết thúc bài viết này, mình xin nói về đợt được hưởng ké 1 bài phỏng vấn về Khởi Nghiệp của giới trẻ, và mình được hỏi tại sao lại chọn các công ty Startup để làm việc?
-“Thế tại sao nhiều người lại muốn chinh phục đỉnh Everest dù biết trên đó chẳng có gì ngoài tuyết và cái chết?”

Tham gia cộng đồng khởi nghiệp: https://startup.vnexpress.net/

Mong nhận được ý kiến comment của các bạn!

Phạm Nguyễn Bảo Duy

5/5 - (1 vote)
Hỏi nhanh - Đáp gọn

Bạn cần ghi rõ tên và Email để Admin gửi câu trả lời!
Emai của bạn sẽ được bảo mật!