So sánh EQ (chỉ số cảm xúc) và IQ (chỉ số thông minh)

Cái gì quan trọng hơn trong cuộc đời?

EQ (chỉ số cảm xúc) hay IQ (chỉ số thông minh)?

Chỉ số IQ, EQ có nghĩa là
Chỉ số IQ, EQ có nghĩa là

EQ là gì?

 “EQ” là viết tắt của cụm từ: Emotional Quotient, tức là : chỉ số thông minh cảm xúc. Người ta có câu :” Với IQ người ta tuyển bạn, nhưng với EQ người ta mới đề bạc và coi trọng bạn “. Câu này diễn tả độ quan trọng của chỉ số “EQ” đối với mọi người trong chúng ta. “EQ” một phần là do bẩm sinh, phần khác lại do chính sự rèn luyện đạo đức, giáo dục mà có được hoặc nâng cao lên. 

EQ là thứ không tồn tại. Để tôi nhắc lại một lần nữa: “EQ LÀ THỨ KHÔNG TỒN TẠI”. Ý tưởng này được truyền bá bởi một nhà báo, Daniel Goleman, không phải một nhà tâm lí học. Bạn không thể sáng tạo ra một đặc tính của con người. Bạn phải định nghĩa nó, đo đạc nó và phân biệt nó với các đặc tính khác và sử dụng nó để dự đoán các hành vi của người khác.

EQ không phải là một khái niệm đúng trong tâm lí học. Nếu nó là một cái gì khác (trong khi thực ra nó không phải thế), thì sẽ là đặc tính Cảm thông/dễ chịu (agreeableness) trong mô hình Big Five trait (O.C.E.A.N – https://en.wikipedia.org/wiki/Big_Five_personality_traits), và cái này không phụ thuộc vào bất kì phương pháp kiểm tra EQ nào. Những người cảm thông thường là người lịch sự và dễ động lòng với người khác, nhưng họ cũng dễ dàng sảy chân. Những người hay gắt gỏng thì thông thường lại là người quản lí tốt hơn, bởi vì họ thẳng thắn, không ngại xung đột mâu thuẫn và khó bị chi phối.

Để tôi nhắc lại một lần nữa nhé: EQ LÀ THỨ KHÔNG TỒN TẠI. Theo khoa học thì nó là một khái niệm bịp bợm, một thứ được đám đông tin vào, một kế hoạch marketing bài bản. Đây là một nghiên cứu chỉ trích độ tin cậy thấp của các bài kiểu tra EQ.

 

Peter Harms (giảng viên đại học Alabama) và Marcus Crede (đại học Iowa) đã kết luận về những vướng mắc trong nghiên cứu Trí tuệ Cảm xúc: phương pháp không rõ ràng, nghiên cứu chồng chéo và thiếu hiệu lực:

https://www.researchgate.net

Các nghiên cứu của chúng tôi về 6 nghiên cứu EI (Trí tuệ Cảm Xúc), trong đó các tác giả đã kiểm tra tính hợp lệ gia tăng của điểm EI đối với các thước đo về khả năng nhận thức và đặc điểm nhân cách Big Five trong dự đoán kết quả học tập hoặc làm việc qua các bài kiểm tra. Cả 6 nghiên cứu này (Barchard, 2003, Newsome, Day, & Catano, 2000, O’Connor & Little, 2003, Rode, Arthaud Day, Mooney, Near, & Baldwin, 2008; Rode et al., 2007; Rossen & Kranzler, 2009) đều không cho thấy một đóng góp đáng kể của EI trong việc dự báo khả năng nhận thức và Big Five …

IQ là gì?

Intelligence Quotient, được dịch nghĩa là : chỉ số thông minh. Chỉ số này được tính theo công thức : IQ = (AM/AR) x 100. Trong đó AM là tuổi khôn, AR là tuổi thực. Tuổi khôn được xác định qua các biện pháp, bài kiểm tra(test), hình vẽ,… để kiểm tra khả năng nhớ, suy đoán, tính toán của mỗi chúng ta.

IQ lại là một câu chuyện khác. Đó là một khái niệm được xác định có hiệu lực rõ ràng nhất trong khoa học xã hội. Nó là một chỉ số dự tuyệt vời để dự đoán năng lực học tập, sức sáng tạo, khả năng tư duy trừu tượng, tốc độc suy nghĩ, năng lực học hỏi và thành công trong cuộc sống

Dĩ nhiên là có cả những đặc điểm nhân cách khác quan trọng để thành công, bao gồm cả sự tận tâm – một yếu tố dùng để dự báo điểm số, khả năng quản lí và thành quả trong cuộc sống.

Nhưng phải nhấn mạnh rằng IQ là chỉ số đáng tin cậy hơn gấp 5 lần so với những cái khác như sự tận tâm. Ví dụ để quyết định về điểm số thì hệ số tương quan của IQ lên tới r=.50 hoặc thậm chí r=.60. Sự tận tâm thì cao nhất là r=.30 còn thường rơi vào r=.25. Không có gì mang cho bạn nhiều lợi thế hơn là IQ cao.

Khách quan mà nói thì chúng ta không thể đo đạc được những đặc điểm nhân cách khác như chúng ta làm với IQ, mà chỉ dựa vào những nghiên cứu của chúng ta và những người đi trước. Nhưng chưa ai có thể giải quyết vấn đề này. Chẳng có bài kiểm tra “đánh giá năng lực” về sự tận tâm. Tôi đang nói chuyện với tư cách của một người đã dành 10 năm để thử nghiệm những bài test như thế và thất bại. IQ là vua.

EQ LÀ THỨ KHÔNG TỒN TẠI. EQ LÀ THỨ KHÔNG TỒN TẠI. EQ LÀ THỨ KHÔNG TỒN TẠI.

Nhân tiện, cũng không có thứ gọi là “sự bền bỉ”, mặc dù Angela Duckworth đề cập tới nó. Grit chỉ đơn giản là sự tận tâm. Duckworth và đồng nghiệp của cô đã không nhận thấy rằng họ đã phát minh ra một hiện tượng đã được chứng minh là rất tốt, đã có một cái tên từ lâu rồi. Một nhà vật lý “tái khám phá” sắt và đặt tên nó là melignite hoặc một cái gì đó tương đương sẽ ngay lập tức bị gọi là ngu, và sau đó bị những người trong lĩnh vực đó chửi rủa. Duckworth? Cô nhận được tài trợ MacArthur Genius cho sự cố ngớ ngẩn của cô.

Rate this post
Hỏi nhanh - Đáp gọn

Bạn cần ghi rõ tên và Email để Admin gửi câu trả lời!
Emai của bạn sẽ được bảo mật!