Màn hình cảm ứng hoạt động như thế nào?
Thường thì sẽ có hai loại cảm ứng thông dụng, cơ bản nhất đó là cảm ứng điện trở và cảm ứng điện dung.
Cảm ứng điện trở áp dụng đại trà trên các smartphone hay thiết bị từ trước khi iPhone ra mắt 2007, có thể kể đến O2 XDA, Sony Erickson P990, BlackBerry Torch.vv. Nó dùng lực, và hoạt động được với bút.
Sau khi iphone ra mắt điện dung lên tầm cao mới. Hiện đại, dễ dùng và ổn định hơn điện trở lên các OEM như Sam sung, sony, Huawei, Xiaomi, Apple phát triển luôn cùng vs hệ điều hành ios, Android có đa nhiệm, đa chạm và đa điểm cảm ứng
Cảm ứng điện trở
Màn hình cảm ứng mà bạn sử dụng ở các cây ATM và màn hình smartphone là hai loại công nghệ khác nhau hoàn toàn. Các màn hình mà bạn vào ở cây ATM hoặc cây thanh toán tự động ở các siêu thị được gọi là màn hình cảm ứng điện trở. Chúng bao gồm 2 lớp mỏng, được đặt rất gần nhau, cùng với một dòng điện chạy ở giữa. Màn hình LCD thực tế được đặt đằng sau các lớp này.
Khi bạn nhấn ngón tay trên màn hình điện trở, lớp phía trên sẽ chạm xuống phía dưới, thiết bị sẽ lưu ý sự gián đoạn trong dòng điện, nó sẽ tính toán vị trí chính xác của điểm tiếp xúc. Tùy thuộc vào bạn bấm nút nào, phần mềm sẽ xác định tọa độ và thực hiện lệnh.
Đây là cách màn hình cảm ứng điện trở hoạt động.
Cảm ứng điện dung
Chiếc smartphone mà bạn vẫn hay dùng, nó sử dụng màn hình cảm ứng điện dung (capacitive touchscreen). Cái tên này thì được bắt nguồn từ thuật ngữ “tụ điện” (capacitor) – thứ dùng để tạm thời lưu trữ một điện tích (tuy nhiên, cái này khác với tụ điện thông lượng). Một tụ điện được xây dựng từ hai lớp dẫn điện, được ngăn cách bởi phần cách điện, và đây chính là nguyên tắc để làm cho chiếc iPhone phản ứng.
Nếu bạn cầm chiếc smartphone dưới ánh sáng mặt trời ở đúng góc chiếu, bạn có thể thấy các chấm ở dưới bề mặt kính. Đây chính là các dây dẫn ngang và dọc, tạo thành các tụ điện tại các điểm giao nhau, các dòng điện sẽ chạy qua đây. Các dây dẫn này được làm từ oxit thiếc indi (ITO), được đặt ở phía đối diện của mặt tấm kính, đóng vai trò là chất cách điện, được ép vào lớp trên cùng mà bạn chạm tay vào.
Da của con người có dẫn điện, và đây chính là cách mà màn hình cảm ứng điện dung phản ứng. Khi bạn gõ văn bản, ngón tay của bạn giảm điện tích ở giao điểm của lưới điện nơi đặt tụ điện và bộ vi xử lý sẽ tính toán điểm tiếp xúc nào được kích hoạt. Thông tin này sau đó được chuyển tiếp đến phần mềm, nó sẽ thực hiện những gì bạn muốn – hoặc cũng có thể gây ra một lỗi đánh máy nào đó.
Không giống như màn hình cảm ứng điện trở, màn hình cảm ứng điện dung hoàn toàn không phản ứng với áp lực. Mặc dù đôi khi có cảm giác như ấn mạnh hơn đã tạo ra mánh khóe, nhưng có lẽ là do việc búng ngón tay lên mặt kính đã làm tăng diện tích bề mặt của cảm ứng, giúp thanh ghi tiếp xúc. Nếu ngón tay bạn to, và chạm vào quá nhiều khu vực trên màn hình cùng một lúc, nó sẽ bị lẫn lộn và không phản hồi gì cả.
Do sự yêu cầu dẫn điện này, nên bạn không thể sử dụng smartphone bằng găng tay hoặc bút nhựa, cả hai đều là chất cách điện. Nhưng như bất cứ ai sống ở vùng khí hậu đủ lạnh đều có thể xác nhận, nếu tay bạn quá cóng, thì dùng mũi thay cho ngón tay vẫn có thể được.
Đây là cách mà màn hình cảm ứng điện dung hoạt động: