Cuộc sống đời thường ở Tây Tạng thú vị ra sao?

Bài chia sẻ của Andrew Gwan, làm việc ở Tây Tạng , sống ở Bắc Kinh (Đây chỉ là những suy nghĩ của tôi, một người của xã hội hiện đại, về họ.)
Người Tây Tạng bình thường quá sùng đạo để nhận ra rằng thể chế chính trị thần quyền là không công bằng. Họ có đức tin sâu sắc vào những “Chư Phật sống” – những người trần mắt thịt ở tầng lớp bóc lột. Nếu bạn là Phật tử Tây Tạng và bạn cảm thấy mình bị xúc phạm, hãy đọc Voltaire). Tất cả các hình ảnh được chụp bởi tôi và team của tôi. Thật sự ra, nếu bạn là một thường dân, cuộc sống hàng ngày ở Tây Tạng sẽ khó khăn lắm. Trong một xã hội thần quyền phân cấp, cuộc sống của một thường dân không bao giờ là dễ dàng. Nhưng nó vẫn còn phụ thuộc nhiều yếu tố. Nếu bạn là người bình thường được sinh ra tại thành phố, xin chúc mừng, cuộc sống của bạn sẽ bớt khó khăn hơn. Đây là những phụ nữ ở Lhasa.
Cuộc sống đời thường ở Tây Tạng thú vị ra sao?
Họ là những phụ nữ sống ở khu vực nông thôn. Không có nhiều thành thị ở Tây Tạng, hầu hết mọi người sống trong các làng mạc.
Cuộc sống đời thường ở Tây Tạng thú vị ra sao?
Nếu bạn là bé trai, chúc mừng, lại là một tin tốt khác. Nó có nghĩa là bạn sẽ có cơ hội được lớn lên trong đền thờ (hay tôi nên nói là “được gửi đến đền thờ để được tẩy não từ khi lên 6”?), trong khi em gái phải làm việc chăm chỉ để nuôi bạn. Tất nhiên cũng có những ngôi đền cho Qomos (Tăng ni), nhưng hầu hết các nhà sư là nam giới. Là một nhà sư cũng giống như một sinh viên: bạn đi tới giảng đường hàng ngày và có bài tập để làm. Nếu bạn là một sinh viên tốt bạn có thể có cấp bậc cao hơn, điều này mang lại đặc quyền và quyền lực. Giống như nếu bạn học hành chăm chỉ ở đại học, bạn có thể trở thành trợ lý nghiên cứu và cuối cùng một ngày nào đó bạn có thể có phòng thí nghiệm riêng.
Cuộc sống đời thường ở Tây Tạng thú vị ra sao?
Cuộc sống đời thường ở Tây Tạng thú vị ra sao?
Sự khác biệt duy nhất là, họ cũng là lực lượng lao động của đền thờ, trước khi đạt thứ hạng cao hơn.
Và họ cũng thích vật nhiều như bạn. Bạn sex rất nhiều khi còn là sinh viên thì họ cũng con người như thế. Tôi biết một bác sĩ sở hữu một phòng mạch phá thai gần học viện Sertar. Việc kinh doanh của ông ấy cũng khá lắm (Tôi không muốn đụng chạm đến các Phật tử nhưng các bạn biết đó, chuyện gì xảy ra phải xảy ra)
 Cuộc sống đời thường ở Tây Tạng thú vị ra sao?
Một số người không bao giờ có may mắn để thành nhà sư, một nghề danh giá ở Tây Tạng. Thế nên họ phải làm việc để hỗ trợ các nhà sư. (Hay khi bạn tốt nghiệp và rời khỏi tu viện, bạn bị mất cơ hội để vươn lên tầng lớp cao hơn và trở lại thành “thường dân”). Nếu so điều kiện sống … Trung Quốc là nước ở thế giới thứ ba và Tây tạng là giống như là vùng thế giới thứ ba trong một nước thế giới thứ ba.
 Cuộc sống đời thường ở Tây Tạng thú vị ra sao?
Rất nhiều công việc ở Tây Tạng liên quan đến tôn giáo. Ví dụ, điêu khắc đá. Có rất nhiều người dành từ năm này sang năm khắc kinh Phật trên đá cho đến khi họ có thể lấp cả một dòng sông. Tất nhiên, không có dụng cụ bảo vệ mắt hoặc khẩu trang.
Cuộc sống đời thường ở Tây Tạng thú vị ra sao?
Bạn sẽ không tìm thấy nghề này bất cứ nơi nào khác trên thế giới: nghề in kinh Phật bằng bản khắc gỗ.
Đây là một nghề buôn khá quan trọng ở Tây Tạng: họ tiêu thụ hàng tấn cờ cầu nguyện như xã hội chúng ta tiêu thụ hàng tấn tờ rơi quảng cáo mỗi ngày.
Hầu hết người Tây Tạng bình thường sinh sống (và hỗ trợ các nhà sư) bằng nông nghiệp và nuôi trâu bò theo cách rất truyền thống: làm nông bằng sức người và chăn thả bán du mục.
Họ thường làm nông như thế này (hình): một cô gái tôi đã gặp gần Hồ Cuopu. Khu vực đó thậm chí không có điện. Chính phủ Trung Quốc đã trợ cấp cho nông dân, đôi khi bao gồm cả máy móc nông nghiệp, nhưng thật sự không có nhiều mảnh đất bằng phẳng và màu mỡ ở Tây Tạng để làm nông. Hầu hết các loại trái cây và rau quả vẫn dựa vào nguồn cung cấp bên ngoài. Ở Sertar, họ bán một trái táo 10 nhân dân tệ. Điều này không có nghĩa là người dân nơi đây bỏ ra nhiều tiền để ăn trái cây và rau quả, nó có nghĩa rằng họ không có khả năng ăn chúng. Họ hấp thu các vitamin cần thiết từ trà đặc và thịt bò.
Họ chăn thả theo phương thức bán du mục. Họ thả đàn gia súc của mình giữa những đồng cỏ và cầu nguyện cho mùa Đông ít khắc nghiệt hơn. Tất cả mọi thứ đều chậm phát triển ở độ cao trên 4000m. Nếu bạn vô tình gặp một đàn trâu thế này đi qua, tôi khuyên bạn nên tấp vào lề.
Một điều quan trọng, hoặc có lẽ điều tối quan trọng nhất với người dân ở Tây Tạng, là cầu nguyện. Người Tây Tạng khá sáng tạo về cách cầu nguyện, bạn có thể viết mấy trang giấy với chủ đề này. Tôi sẽ chỉ nói về những bánh xe cầu nguyện ở nơi đây: rất nhiều người Tây tạng, theo nghĩa đen, có thể ngồi ở đó cả ngày, xoay bánh xe. Dù gì thì họ cũng chẳng có gì thú vị hơn để làm, Internet và máy tính ở đây chậm như ở địa ngục vậy.
Những bánh xe cầu nguyện nhỏ :
Và lớn hơn:
Lớn hơn nữa với thân được dát vàng:
và lớn nhất: Kora. Kora có nghĩa là bạn đi bộ xung quanh một ngọn núi hay là hồ thiêng liêng và xem nó như một bánh xe cầu nguyện và treo lá cờ cầu nguyện của mình lên. Về cơ bản thì đó là một quá trình leo núi cực khổ và tôi thường thấy những người già và phụ nữ thực hiện điều này:
Khi người Tây Tạng đi một vòng Kora, họ đi cùng toàn bộ người làng. Trẻ em, thanh thiếu niên, lão làng, đàn ông và phụ nữ, tất cả đi cùng nhau. Điều này khiến cho sự cuồng tín của tôn giáo trở thành một truyền thống truyền qua các thế hệ. Tôi nghĩ rằng tôn giáo phải là một thứ vô cùng cá nhân, một quyết định cá nhân không ảnh hưởng bởi tác động bên ngoài. Nhưng ở Tây Tạng, mọi người đều được sinh ra là Phật tử.
Chốt lại. Tất cả những điều tôi đã đề cập có vẻ là điều không thể tưởng tượng đối với bạn, nhưng đó là những cuộc sống hàng ngày của nhừng người dân bình thường nơi Tây Tạng. Trở thành một tu sĩ, hỗ trợ các tu sĩ, cầu nguyện cả ngày, đây là những lựa chọn duy nhất mà họ có. Trẻ em được giáo dục trong đền thờ thay vì các trường học, người già không có tiền trợ cấp, những vị Phật sống lại là người giàu có nhất trong xã hội và những thường dân lại xem bọn họ là thần thánh. Tóm lại, người Tây Tạng quá sùng đạo để thật sự lo cho đời sống thực tại của mình. Nếu chính phủ Trung Quốc đã không đầu tư rất nhiều vào cơ sở hạ tầng, Tây Tạng không khác gì thời Trung cổ.
Mỗi người có những suy nghĩ khác nhau nhưng tôi không hề thích thế này. Hiện tại là năm 2016, 400 năm sau thời kì Phục Hưng. Họ không nên có một cuộc sống như thế này chỉ vì họ sinh ra ở cao nguyên cao nhất thế giới.
Rate this post
Hỏi nhanh - Đáp gọn

Bạn cần ghi rõ tên và Email để Admin gửi câu trả lời!
Emai của bạn sẽ được bảo mật!